fbpx

Đại Lý Nước Khoáng La Vie Khu Vực Quận 1 – Quế Anh Food

66.000
95.000
85.000
95.000
110.000
150.000

Đại Lý Nước Khoáng La Vie Quận 1 – Quế Anh Food – Giao Nước La Vie Tận Nhà Trên 24 Quận/Huyện Tại TPHCM

Đại lý nước khoáng La Vie quận 1Quế Anh Food nhận giao hàng trên 24 quận/huyện tại tphcm. Với hệ thống kho hàng trên 24 quận huyên quý khách hàng có nhận được hàng nhanh chóng mà không phải đợi lâu.

Hotline: 0839.557755

*******Tài trợ miễn phí máy uống nóng lạnh cho quý khách hàng sử dụng*******

Hiện nay nước khoáng La vie là một trong những sản phẩm được lựa chọn hàng đầu từ người tiêu dùng tại Việt Nam. Nước khoáng thiên nhiên La Vie có 6 khoáng chất thiết yêu cho cơ thể

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi người chúng tôi đã sản xuất và phân phối các loại nước khoáng La vie giá sỉ với chiết khấu cao cho các đại lý để sản phẩm của chúng tôi đến tay của mọi nhà góp phần tiết kiệm chi phí, điện năng, thân thiện với môi trường.

Chính Sách Dành Cho Đại Lý Lâu Năm Tại Quế Anh Food

Chiết khấu cao theo số lượng, giá cả cạnh tranh.
Được thưởng theo doanh số và các chính sách ưu đãi đặc biệt của công ty dành cho đại lý như quà tặng, du lịch…
Được tư vấn nhiệt tình, hỗ trợ marketing online để tìm kiếm khách hàng một cách dễ dàng.

Các Loại Nước Khoáng Thiên La Vie Chúng Tôi Cung Cấp

Nước khoáng La vie được nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất chính là nước khoáng La vie 19l vì rất tiết kiệm chi phí so với mua chai nhỏ với dung tích 350ml, 400ml, 500ml, 1500ml, 5l. Nước khoáng La vie được sử dụng nhiều nhất như: nước khoáng La vie 350ml, nước khoáng La vie Premium 400ml, nước khoáng La vie 500ml, nước khoáng La vie 750ml, nước khoáng La vie 1500ml, nước khoáng La vie 5l, nước khoáng La vie 19l và gần đây Cty La Vie ra mắt sản phẩm mới là nước La Vie Viva 19l (nước tinh khiết La Vie Viva) là sản phẩm tinh khiết đầu tiên của tập đoàn Nestle Water (Tập đoàn nước uống hàng đầu Châu Âu)

Sản Phẩm Nước Khoáng Thiên Nhiên La Vie Và Giá Bán

Nước khoáng La vie thùng 350ml: 80.000đ/thùng
Nước khoáng La vie Kid thùng 350ml: 170.000đ/thùng
nước khoáng La vie Premium 400ml: 150.0000đ/thùng (Sản phẩm cao cấp “tiếp đãi khách VIP và hội nghị lớn”)
Nước khoáng La vie thùng 500ml: 90.000đ/thùng
Nước khoáng La vie thùng 750ml: 112.000đ/thùng
Nước khoáng La vie thùng 1500ml: 93.000đ/thùng
Nước khoáng La vie thùng 5l: 95.000đ/thùng
Nước khoáng La vie bình 19l: 60.000đ/bình
Nước La Vie Viva bình 19l: 52.000đ/bình (Sản phẩm mới nước tinh khiết đầu tiên từ Cty TNHH La Vie tại Việt Nam)

Sản Phẩm Thiết Bị Sử Dụng Nước Khoáng La Vie Và Giá Bán

Bình Sứ La Vie: 215.000dd/bình
Máy nóng lạnh La Vie: 3.890.000đ/máy
Chân Kệ Inox La Vie: 150.000đ/cái


Đôi Nét Về Quận 1

Quận 1 hay Quận Nhất là quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều cơ quan chính quyền, các Lãnh sự quán các nước và nhà cao tầng đều tập trung tại quận này (nhà cao tầng nhất Quận 1 và thứ nhì Thành phố Hồ Chí Minh là Bitexco Financial Tower). Quận 1 được xem là nơi sầm uất và có mức sống cao nhất của Thành phố về mọi phương diện. Đường Đồng Khởi và phố đi bộ Nguyễn Huệ là những khu phố thương mại chính của quận 1.

Năm 2011, quận 1 thu ngân sách đạt 4103 tỷ đồng.[3] Năm 2012, quận 1 thu ngân sách 4500 tỷ đồng.

Mục lục

 

  • 1Lịch sử
    • 1.1Thời Pháp thuộc
    • 1.2Trước năm 1900
    • 1.3Sau năm 1900
    • 1.4Thời Việt Nam Cộng hòa
    • 1.5Từ năm 1975 đến nay
    • 1.6Tên đường của Quận Một trước năm 1975
  • 2Các công trình kiến trúc nổi bật
  • 3Hành chính
  • 4Đường phố
  • 5Văn hóa
  • 6Chú thích
  • 7Tham khảo

Lịch sử

Thời Pháp thuộc

Trước năm 1900

Sau khi chiếm được Sài Gòn vào năm 1859, người Pháp đã gấp rút quy hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng (hành chính, quân sự, kinh tế, cảng, v.v.). Quyết định của đô đốc Charner ngày 11 tháng 4 năm 1861 đã ấn định địa phận Thành phố Sài Gòn (Ville de Saigon) và cho những ranh giới “một mặt là rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè, mặt kia là chính sông Sài Gòn và một đường rạch nối từ chùa Cây Maiđến những phòng tuyến cũ đồn Chí Hòa” thì Sài Gòn lúc này mới bắt đầu là một đơn vị hành chính riêng, diện tích 25 km².

Theo Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, ngày 12 tháng 4 năm 1861, chính quyền Pháp thành lập thành phố Sài Gòn, trên địa bàn một số thôn của hai tổng: Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Địa giới hành chính lúc đầu của thành phố Sài Gòn chỉ gồm một phần của hai quận: Quận 1 và Quận 3 hiện nay.

Với quyết định này, thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ bao gồm cả hai khu Sài Gòn và Chợ Lớn. Năm 1862, dự án thiết kế thành phố Sài Gòn với 500.000 dân của Coffyn được phê duyệt. Đến năm 1864 người Pháp cho tách khu Chợ Lớn ra khỏi thành phố Sài Gòn.

Ngày 3 tháng 10 năm 1865, Thống đốc Nam Kỳ ban hành Nghị định về việc đặt ranh giới cho thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn, theo nghị định này diện tích thành phố Sài Gòn là 3 km². Về phía Bắc, địa bàn thành phố Sài Gòn tiếp giáp với một phần con rạch Thị Nghè (đoạn từ cầu Bông cho tới cầu Thị Nghè) và đường Trần Quang Khải ngày nay. Về phía Đông tiếp giáp với sông Sài Gòn, phía Nam đến rạch Bến Nghé, cầu Ông Lãnh và một đoạn đường đi Chợ Lớn (Lý Tự Trọng), đường Thuận Kiều (Cách mạng Tháng Tám) rẽ vào đường Chasseloup Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai). Phía Tây thành phố tiếp giáp với hai con đường Chasseloup Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai) và đường Impériale (sau này đổi tên thành đường Nationale tức đường Hai Bà Trưng ngày nay)[5].

Ngày 3 tháng 2 năm 1866, theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, Khu thanh tra Sài Gòn (khác với thành phố Sài Gòn) được thành lập trên địa bàn hai huyện Bình Dương và Bình Long của phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Ngày 16 tháng 8 năm 1867, tỉnh Gia Định đổi tên thành tỉnh Sài Gòn. Lúc này đô thị Sài Gòn là lỵ sở của hạt Sài Gòn thuộc tỉnh Sài Gòn. Dân số Sài Gòn thời kỳ này có khoảng 10.735 người (1866). Trong đó người Âu có 555 người, người Ấn có 180 người, người Việt và người Hoa có độ 10.000 người. Ngày 5 tháng 6năm 1871 khu thanh tra Sài Gòn đổi thành hạt (một số tài liệu gọi là “hạt tham biện”) Sài Gòn. Ngày 24 tháng 8 năm 1876, do dời lỵ sở hạt từ Sài Gòn về làng Bình Hòa, hạt Sài Gòn đổi tên thành hạt Bình Hòa. Ngày 16 tháng 12 năm 1885, hạt Bình Hòa đổi tên thành hạt Gia Định theo quyết định của Thống đốc Nam Kỳ[5]. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, hạt Gia Định lại đổi thành tỉnh Gia Định theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương.

Ngày 8 tháng 1 năm 1877, Tổng thống Pháp công nhận thành phố Sài Gòn là thành phố loại I, đứng đầu là viên Đốc lý do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Qua thời gian, các vùng đất lân cận được sáp nhập dần vào thành phố. Năm 1884 diện tích thành phố là 4,06 km², năm 1894 là 7,91 km², năm 1906 là 13,17 km², năm 1912 là 16,38 km². Năm 1881 dân số thành phố Sài Gòn có 13.481 người, năm 1884 có 14.459 người[23], năm 1902 có 50.870 người, năm 1910 có 64.121 người, năm 1930 tăng lên 143.306 người.

Ngày 13 tháng 12 năm 1880, Thống đốc Nam Kỳ ký nghị định tách một số làng nằm kế cận thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn của hạt Bình Hòa và hạt Chợ Lớn, lập hạt Hai Mươi (Vingtième arrondissement ou 20e arrondissement). Hạt này do Nha Nội chánh trực tiếp cai trị, gồm hai tổng: Bình Chánh Thượng có 7 làng trực thuộc, Dương Minh có 9 làng trực thuộc.

Năm 1882, giữa thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn còn cách nhau một miền quê rộng lớn, gồm nhiều xã thôn như Phú Thạnh, Thái Bình, Nhơn Hòa, Tân Thành, Tân Hòa, Bình Yên, Tân Quang, Nhơn Giang, Tân Kiểng, Tân Châu, Hòa Bình… Đó là những vùng đất thuộc hai tổng Bình Chánh Thượng và tổng Dương Minh của hạt 20 mà Pháp lập ra theo Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ ban hành ngày 13 tháng 12 năm 1880.

Ngày 12 tháng 1 năm 1888, hạt Hai Mươi bị giải thể. Tổng Dương Minh nhập vào hạt Chợ Lớn; tổng Bình Chánh Thượng bãi bỏ, các làng trực thuộc tổng này sáp nhập vào thành phố Sài Gòn và tổng Dương Hòa thượng của hạt Gia Định.

Tháng 9 năm 1889, thành phố Sài Gòn được chia thành hai quận cảnh sát (arrondissement policier): Quận 1 và Quận 2, đứng đầu mỗi quận cảnh sát là vị Quận trưởng cảnh sát (Commissaire).

Năm 1894, diện tích thành phố Sài Gòn được mở rộng. Ranh giới về phía Bắc được nới rộng ra đến hết rạch Thị Nghè, sáp nhập thêm các làng Phú Hòa, Nam Chơn, Hòa Mỹ(vùng Đa Kao ngày nay). Ranh giới thành phố về phía Tây bắt đầu từ cầu Kiệu theo rạch Thị Nghè chạy xuống tới đường Cách mạng Tháng Tám bao gồm các làng Tân Định và một phần làng Xuân Hòa (vùng Tân Định ngày nay), tăng thêm diện tích được 344 ha (năm 1894). Sài Gòn lúc này có diện tích 791 ha. Một năm sau, ngày 15 tháng 3 năm 1895 thành phố lại được nới rộng ra về phía Nam với việc sáp nhập một phần đất các làng Khánh Hội và làng Tam Hội cũ (rộng 182 ha) dọc bờ sông Sài Gòn làm cho Sài Gòn có diện tích 973 ha. Như vậy, về phía Bắc và phía Đông thành phố Sài Gòn được bao bọc bởi rạch Thị Nghè và sông Sài Gòn. Phía Nam tiếp giáp với đường Nguyễn Thái Học ngày nay rồi vòng xuống rạch Bến Nghé theo đường Pháo đài Nam (một phần đường Nguyễn Tất Thành) đến rạch Bàng. Phía Tây tiếp giáp với một phần rạch Thị Nghè và đường Cách mạng Tháng Tám. Lúc này thành phố Sài Gòn thuộc hạt Gia Định với dân số khoảng 37.593 người

Năm 1896, thành phố Sài Gòn có 3 hộ (quartier): Cầu Ông Lãnh, Đa Kao và Khánh Hội. Đứng đầu mỗi hộ là Hộ trưởng (Chef-quartier ou Chef du quartier). Từ ngày 30 tháng 8 năm 1905 số hộ trực thuộc là 6.

Sau năm 1900

Năm 1906, về phía Tây, diện tích thành phố được nới rộng thêm một phần đất của làng Tân Hòa và Phú Thạnh (vùng giữa Sài Gòn và Chợ Lớn) rộng 344 ha, Sài Gòn có diện tích là 1.317 ha. Địa giới thành phố Sài Gòn tiếp tục được mở rộng ra đến đường Eglise de Cầu Kho (Trần Đình Xu) và một phần đường Route Stratégique (Trần Phú), đoạn giữa quốc lộ 1 (Cách mạng Tháng Tám) và đường Nancy (Nguyễn Văn Cừ). Việc mở rộng này được thực hiện theo Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1912.

Về phía Nam, ngày 21 tháng 8 năm 1907 địa bàn thành phố được nới rộng với việc sáp nhập thêm phần diện tích còn lại của các làng Khánh Hội và một phần của làng Chánh Hưng (rộng 447 ha làm cho Sài Gòn có diện tích là 1.764 ha). Ranh giới phía Nam kéo xuống đến rạch Ông Đội – rạch Bàng.

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là “Địa phương”) Sài Gòn – Chợ Lớn (Région Saigon – Cholon ou Région de Saigon – Cholon). Khu Sài Gòn – Chợ Lớn chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1932, về hành chính khu chia thành mười tám hộ đánh số từ 1 đến 18; đứng đầu là Hộ trưởng. Về quản lý trị an, ngày 31 tháng 8 năm 1933 khu được chia thành năm quận cảnh sát: 1, 2, 3, 4 và 5. Khu vực thành phố Sài Gòn cũ có ba quận: 1, 2 và 3.

Ngày 10 tháng 5 năm 1948, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ ra nghị định số 2383 – MI/DAA về việc chia khu Sài Gòn – Chợ Lớn ra làm 6 quận. Quận 1 là địa bàn hộ 1 cũ; nay thuộc địa giới quận 1. Quận 2 là địa bàn hộ 2 cũ; nay thuộc địa giới quận 1.

Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Lúc này, Quận 1 và quận 2 cùng thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 1 và quận 2 lại cùng thuộc Đô thành Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính):

  • Quận 1 (quận Nhứt): địa giới quận Nhứt cũ; có 04 phường: Bến Nghé, Hoà Bình, Tự Đức, Trần Quang Khải;
  • Quận 2 (quận Nhì): địa giới quận Nhì cũ; có 04 phường: Chợ Bến Thành, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho, Nhà thờ Huyện Sĩ.

Ranh giới quận Nhứt và quận Nhì là đường Công Lý (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

Năm 1962, quận Nhì lập thêm 03 phường: Bùi Viện, Nguyễn Cảnh Chân và Nguyễn Cư Trinh. Như thế lúc này quận có 07 phường.

Năm 1966, lập thêm 02 phường: An Khánh và Thủ Thiêm tại quận Nhứt, như thế quận này có 06 phường. Đầu năm 1967, tách hai phường: An Khánh và Thủ Thiêm lập quận 9 (quận Chín), quận Nhứt còn 04 phường.

Năm 1972, đổi tên phường Chợ Bến Thành của quận Nhì thành phường Bến Thành.

Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975:

  • Quận 1 (quận Nhứt) gồm 04 phường: Bến Nghé, Hoà Bình, Tự Đức, Trần Quang Khải
  • Quận 2 (quận Nhì) gồm 07 phường: Bến Thành, Bùi Viện, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho, Nhà thờ Huyện Sĩ, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cư Trinh.

Từ năm 1975 đến nay

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 1 (viết lại thành quận Nhất) và quận 2 (quận Nhì) cùng thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định cho đến tháng 5 năm 1976. Đồng thời, có những điều chỉnh do phường hiện hữu có diện tích quá nhỏ hoặc tương đối ít dân cư như: quận Nhất sáp nhập phường Hòa Bình vào phường Bến Nghé; quận Nhì sáp nhập phường Bến Thành vào phường Nhà thờ Huyện Sĩ, phường mới mang tên phường Huyện Sĩ. Như thế lúc này quận Nhất còn 03 phường, quận Nhì còn 06 phường.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, quận Nhất và quận Nhì cũ hợp nhất lại thành quận 1 cho đến ngày nay.[6] Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 1 chia ra 25 phường, đánh số từ 1 đến 25 (địa bàn quận Nhất cũ có 10 phường từ 1-10, địa bàn quận Nhì cũ có 15 phường từ 11-25).

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 1 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 26 tháng 8 năm 1982, theo Quyết định số 147-HĐBT[7] của Hội đồng Bộ trưởng, quận 1 giải thể bốn phường: 2, 5, 9, 16 và 22, địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận. Số phường trực thuộc quận 1 còn 20.

Ngày 21 tháng 12 năm 1988, quận 1 giải thể toàn bộ 20 phường mang tên số, thay thế bằng 10 phường mang tên chữ: Tân Định, Đa Kao, Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình, Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Cầu Kho, Nguyễn Cư Trinh và Phạm Ngũ Lão. Sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến nay.

Tên đường của Quận Một trước năm 1975

Cảnh trung tâm quận 1 (2013). Từ trái sang phải: Saigon One Tower (đang xây), Bitexco Financial Tower(cao thứ hai thành phố), Saigon Times Square và Vietcombank Tower (đang xây).

Các công trình kiến trúc nổi bật

Hầu như các công trình kiến trúc nổi bật của thành phố đều tập trung tại đây: Nhà hát Lớn, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm, Tòa nhà UBND thành phố, Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập cũ, nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa). Đặc biệt, mới đây thành phố đã khánh thành tòa tháp Bitexco Financial Tower.

Đây cũng là quận tập trung phần lớn các tòa nhà cao ốc, các công viên lớn của thành phố này, như công viên Tao Đàn, Thảo cầm viên. Ngoài ra, ở đây cũng có Viện bảo tàng Thành phố, Đài phát thanh, Bưu điện Sài Gòn.

Trong tương lai không xa khi Khu đô thị mới Thủ Thiêm được xây dựng, sẽ có 5 cây cầu và một đường hầm qua sông Sài Gòn được hoàn tất nối quận này với trung tâm mới ở Quận 2.

Sau năm 1975, Quận 1: gồm Quận 1 và Quận 2 cũ nhập lại. Phía Bắc giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, lấy kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè làm ranh giới và giáp Quận 3 lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới. Phía Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới. Phía Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp Quận 4, lấy kênh Bến Nghé làm ranh giới.

Hành chính

Vị trí quận 1 trong nội thành
Tp Hồ Chí Minh

Quận 1 có 10 phường: Bến Nghé, Bến Thành, Cô Giang, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Đa Kao, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngũ Lão, Tân Định.

Trong đó, phường Bến Nghé là trung tâm của quận.

Uỷ ban nhân dân Quận 1 nằm ở 45-47 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh

Đường phố

Văn hóa

Phố Tây ở đường Bùi Viện

Bảo tàng
  • Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tại 97 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình
  • Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh số 2 Nguyễn Bỉnh Khiên, phường Bến Nghé.
  • Bảo tàng Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm.
  • Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thư viện tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Lý Tự Trọng
  • Thảo cầm viên Sài Gòn

Tổng Đài Điều Phối Giao Nước Khoáng La Vie Trên 24 Quận /Huyện Tại TPHCM

QUẾ ANH FOOD

Văn phòng: 51A Nguyễn Tuyển, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TPHCM

Kho hàng quận 1: 2-2A Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh

Kho hàng quận 2: 51A Nguyễn Tuyển, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TPHCM, Hồ Chí Minh

Kho hàng quận 3: 301 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, Hồ Chí Minh

Kho hàng quận 4: 196 Tôn Thất Thuyết, Phường 5, Quận 4, Hồ Chí Minh

Kho hàng quận 5: 339 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, Hồ Chí Minh

Kho hàng quận 6: Hẻm Hậu Giang, Phường 11, Quận 6, Hồ Chí Minh

Kho hàng quận 7: 68 Đường Phạm Văn Nghị, Tân Phong, Quận 7, Tân Phong Quận 7 Hồ Chí Minh

Kho hàng quận 8: 1916 Phạm Thế Hiển, Phường 6, 8, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Kho hàng quận 9: 35 Dân Chủ, Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Kho hàng quận 10: 97 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Kho hàng quận 11: 22 Lê Đại Hành, Quận 11, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Kho hàng quận 12: 556 Lê Văn Khương, P, Quận 12, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Kho hàng quận Gò Vấp: 72/23/11 Đường số 30, Phường 6, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Kho hàng quận Thủ Đức: 6 Đường Số 26, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh

Kho hàng quận Phú Nhuận: 19 Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh

Kho hàng quận Bình Thạnh 01: Hẻm 60 Đinh Tiên Hoàng, Phường 1, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Kho hàng quận Bình Thạnh 02: 380 Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Kho hàng quận Tân Bình: 364, Đường Cộng Hòa, Phường 13, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh

Kho hàng quận Tân Phú: 27 Nguyễn Hậu, Tân Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Kho hàng huyện Bình Tân: 142 Liên khu 10-11, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân

Kho hàng huyện Bình Chánh: 8 TL10, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Kho hàng huyện Nhà Bè: Hẻm 286/54/33, KP6, TT. Nhà Bè, Nhà Bè, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Kho hàng huyện Cần Giờ: 827/109, Đường Rừng Sác, Ấp An Nghĩa, Xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ, Bình Khánh, Cần Giờ, Hồ Chí Minh

Kho hàng huyện Hốc Môn: 2a Nguyễn Văn Bứa, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Kho hàng huyện Củ Chi: 250 Ba Sa, Phước Hiệp, Củ Chi, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0839.5557755

Email: queanhfood@gmail.com

Website: www.queanhfood.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *